Các thành viên NATO NATO

Thành viên sáng lập

Ba thành viên của NATO là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với quyền phủ quyết và là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân: Mỹ, PhápAnh. Trụ sở chính của NATO đặt tại Brussels, Bỉ,[6], nơi Supreme Allied Commander tọa lạc. Bỉ là một trong 29 quốc gia thành viên NATO tại Bắc Mỹ và châu Âu, và mới nhất trong số các thành viên là các nước AlbaniaCroatia, tham gia vào tháng 4 năm 2009. Một 22 quốc gia khác tham gia với tư cách đối tác quan hệ của NATO trong chương trình Hòa bình, và 15 quốc gia khác tham gia vào các chương trình đối thoại thể chế hóa. Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.[7] Chi phí của các thành viên NATO dự tính là 2% GDP.[8]

Thành viên trong chiến tranh Lạnh

Thành viên Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập tổ chức vào tháng 2 năm 1952. Năm 1955 Cộng hoà Liên bang Đức (lúc đó chỉ có phần Tây Đức) gia nhập, năm 1990 nước Đức thống nhất mở rộng tư cách thành viên cho vùng lãnh thổ Đông Đức tức Cộng hoà Dân chủ Đức cũ. Tây Ban Nha gia nhập ngày 30 tháng 5 năm 1982. Năm 1999, 3 nước thành viên khối Warszawa cũ gia nhập NATO là Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hungary.

Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng vì thế lực lượng quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland.

Ngày 29 tháng 3 năm 2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập NATO. Tháng 4 cùng năm, các nước này lần đầu tiên dự họp hội đồng NATO.

Ngày 1 tháng 4 năm 2009, Croatia và Albania chính thức được kết nạp vào NATO sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập. Montenegro trở thành thành viên thứ 29 của tổ chức vào năm 2017.

Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên (MAP). Hiện tại MAP gồm Macedonia, Georgia, UkraineBosnia-Herzegovina.

Bản đồ lớn

NATO ở châu ÂuĐối tác NATO toàn cầu
  
Thành viên NATO
  
Đã nộp đơn gia nhập
  
Chương trình hành động cộng tác riêng lẻ
  
Đối tác hòa bình
  
Đối thoại Địa Trung Hải
  
Sáng kiến Hợp tác Istanbul
  
Đối tác toàn cầu
 Albania
 Bỉ
 Bulgaria
 Canada
 Croatia
 Cộng hòa Séc
 Đan Mạch
 Estonia
 Pháp
 Đức
 Hy Lạp
 Hungary
 Iceland
 Italia
 Latvia
 Litva
 Luxembourg
 Montenegro
 Hà Lan
 Na Uy
 Ba Lan
 Bồ Đào Nha
 România
 Slovakia
 Slovenia
 Tây Ban Nha
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Mỹ
 Bosnia-Herzegovina
 Macedonia
 Armenia
 Azerbaijan
 Bosnia-Herzegovina
 Gruzia
 Kazakhstan
 Moldova
 Montenegro
 Ukraina
 Armenia
 Áo
 Azerbaijan
 Belarus
 Bosnia
 Phần Lan
 Gruzia
 Ireland
 Kazakhstan
 Kyrgyzstan
 Macedonia
 Malta
 Moldova
 Montenegro

 Serbia
 Thụy Điển
 Thụy Sĩ
 Tajikistan
 Turkmenistan
 Ukraina
 Uzbekistan
 Algérie
 Ai Cập
 Israel
 Jordan
 Mauritanie
 Maroc
 Tunisia
 Bahrain
 Kuwait
 Qatar
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
 Afghanistan
 Australia
 Colombia
 Iraq
 Nhật Bản
 Mông Cổ
 Pakistan
 New Zealand
 Hàn Quốc

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: NATO http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-1538/conflict_war/... http://www.army-technology.com/contractors/missile... http://www.cnn.com/2006/WORLD/europe/09/14/ukraine... http://www.cnn.com/SPECIALS/1999/nato/ http://www.mapsofworld.com/nato-members-map.htm http://europe.newsweek.com/should-european-union-h... http://www.nytimes.com/2014/03/27/world/europe/eur... http://www.nytimes.com/2016/05/13/world/europe/rus... http://www.reuters.com/article/us-eu-defence-idUSK... http://yournewswire.com/european-union-eu-army-201...